“Tôi không thể tạo ra đủ thời gian để làm việc đó” (thời gian có thể được sản xuất)
“Không bao giờ có đủ thời gian cho tôi làm mọi việc” (thời gian là thứ hàng hóa luôn ở trong tình trạng khan hiếm)
“Thời gian đang chống lại chúng ta” (thời gian là một vât thể xác định và có năng lượng)
“Thời gian chẳng đợi ai cả” (thời gian thiếu quan tâm đến bạn)

Những kiểu ẩn dụ về thời gian thường được sử dụng để diễn tả mối quan hệ giữa con người và thời gian. Nhìn có vẻ những kiểu nói này rất vô hại, nhưng suy xét kĩ thì chính những kiểu nói này ngày qua ngày ảnh hưởng một cách sâu sắc đến hành vi của chúng ta. Những ẩn dụ như thế này đã tạo ra những “lõi lọc đầy định kiến” luôn đưa ra những phán xét, định kiến, hay ý kiến tiêu cực về thời gian cho ý thức của bạn mỗi khi bạn có bất kì suy nghĩ gì liên quan đến thời gian. Cách bạn kết nối với thời gian thông qua những kiểu ẩn dụ này dần có một sự tác động tức thì đối với mức độ hiệu quả và năng suất trong công việc của bạn.
Hãy nghĩ về tựa đề của chính bài viết này mà xem: “Quản lý thời gian”. Thật sự là nó vô cùng vô lý phải không các bạn. Nếu như bất kì ai cũng có thể quản lý thời gian thật thì nó là một trong những thứ mà con người chúng ta ít tác động đến được nhất hay thay đổi nhất. Vậy nên hãy thôi việc cố gắng quản lý thời gian khi các bạn còn có thể, vì có cố đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ không thể thành công được. Thay vào đó, hãy quản lý những thứ gì bạn sẵn có. Hãy theo đuổi và quản lý những điều thực sự quan trọng đối với bạn và lắp đầy quỹ thời gian của bạn với những hoạt động thiết thực. Và sau đó hãy chút giành thời gian để thư giãn hoàn toàn và vui chơi thực sự.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể quản lý mọi việc và quản lý chính mình trong một quỹ thời gian mà bất kỳ ai cũng có như nhau một cách hiệu quả ?
Cùng NLP khám phá 7 bước “quản lý thời gian” hiệu quả nhé:
Bước 1: Quản lý cảm xúc và thứ tự ưu tiên
- Hãy lập ra một danh sách những nhiệm vụ mà bạn có vai trò quản lý và thực hiện trong quỹ thời gian xác định.
- Phân loại các nhiệm vụ thành 2 nhóm : “ thú vị” và “ không rõ”. Khi bạn xếp thứ tự ưu tiên cho danh sách bạn thường ưu tiên những việc bạn thực sự cảm thấy thoải mái khi thực hiện trước, đó là nhóm “thú vị”. Bên cạnh đó, cũng có lúc bạn không rõ mình muốn gì và sẽ giải quyết như thế nào, bạn thường đặt những nhiệm vụ đó vào vòng giằng co giữa CẢM XÚC và LÝ TRÍ; những nhiệm vụ đó thuộc nhóm “không rõ”.
- Đặc câu hỏi cho từng nhiệm vụ trong nhóm “không rõ” cho chính bạn: “yếu tố nào của những nhiệm vụ này khiến cho bạn tạo ra lưỡng lự ?”, “điều gì khiến cảm xúc và lý trí của bạn phân bua trong tình huống này?”, “nguyên nhân nào làm bạn bối rối đưa ra quyết định”
- Để ý đến trạng thái của bạn khi trả lời những câu hỏi trên. Bạn sẽ tự xác định được đâu là những nhiệm vụ tích cực được ưu tiên và loại bỏ những nhiệm vụ khác.
Bước 2: Quản lý mức độ gắn kết của bạn với các nhiệm vụ. Cách tốt nhất để xem bạn có đang thực sự lăn xả vào công việc này mọi lúc vô cùng đơn giản:
- Để ý mỗi lúc bạn nhắc đến công viêc hay nhiệm vụ đó xem bạn dùng cụm từ nào:“Việc đó” hay “Việc này”; “Điều đó thì” hay là “Điều này”. “Đó” và “Này” là 2 từ rất giản nhưng gợi ra cảm giác bên trong chúng ta vào mỗi sự việc. Từ “đó” cho thấy chúng ta đang lưỡng lự về nhiệm vụ này và đẩy nó ra xa thời điểm hiện tại, hoặc chúng ta chẳng hề trông đợi gì từ nhiệm vụ này. Từ “Này”, ngược lại cho thấy sự tập trung vào nhiệm vụ trong thời điểm hiện tại.
- Hãy loại bỏ những từ “đó” khi nhắc đến nhiệm vụ bạn thực hiện, và hãy thay bằng “này” nhé.
Bước 3: Thúc đẩy bạn hoàn thành nhiệm vụ
- Viết ra những lợi ích tích cực to lớn bạn đạt được khi thực hiện xong nhiệm vụ này.
- Tạo ra một cảnh tượng thật sự sáng chói, tuyệt vời và rõ ràng về thời điểm bạn hoàn thành nhiệm vụ và đạt được thành quả huy hoang.
- Neo lại cảm xúc tích cực

Bước 4: “Mã thời gian” của bạn thực sự rất hữu dụng!

“Mã thời gian – Time Code” chính là cách bạn ghi dấu thời gian trong chính tiềm thức của bạn. Nói rõ hơn là cách bạn vận hành đồng hồ sinh học của chính bạn. Những người biết vận hành đồng hồ sinh học một cách hiệu quả sẽ có cảm giác rất tốt về thời gian trôi qua nhanh hay chậm, một phút dài bao lâu, kéo dài 2 tiếng là như thế nào.
- Hỏi chính bạn: “nhiệm vụ này kéo dài bao lâu?”, “nhiệm vụ quan trọng này chiếm bao nhiêu thời gian để thực hiện tốt nhất?”
- Cài đặt suy nghĩ PHẢI ĐÚNG HẸN/LỊCH và PHẢI TRONG TƯ THẾ SẴN SÀNG vào tâm trí bạn
- Xây dựng công việc theo dòng thời gian QUÁ KHỨ-HIỆN TẠI-TƯƠNG LAI của chính bạn ngay từ đầu.
Bước 5: Tập trung vào điều thực sự quan trọng đối với bạn. Lại một lần nữa đặt câu hỏi cho các nhiệm vụ: Nhiệm vụ nào thực sự quan trọng với bạn?
Bước 6: Thiết lập lại Dòng Thời Gian một dong thời gian mới uy lực hơn cho tâm trí bạn. Hãy tưởng tượng đến một con đường thời gian trong tâm trí bạn.

- Hiện Tại: là điểm ngay trước mắt bạn
- Quá khứ: là điểm phía tay trái bạn , chếch 45 độ về bên trái bạn
- Tương lai: là điểm phía tay phải banh, chếch 45 độ về bên phải bạn
Bước 7: Lập kế hoạch đi đến thành công. Chèn các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ vào dòng thời gian của bạn với những hình ảnh sống động như những thước phim 3D. Những hình ảnhđó càng sống động và hiện thực bao nhiêu, bạn sẽ càng gieo vào tiềm thức của bạn niềm tin vào sự thành công. Từ đó tiềm thức của bạn sẽ đưa cho bạn vô số những giải pháp.

Chúc bạn thành công với những hướng dẫn này né….
Written by: Sunny Trần
Http://sunnytran.vn
Post a Comment