Home » » Lãnh đạo xuất chúng thời @ (P.1)

Lãnh đạo xuất chúng thời @ (P.1)

Written By Cẩm Tú on Tuesday, October 2, 2012 | 8:52 AM



Một quốc gia hùng mạnh, một xã hội phồn vinh, một gia đình hạnh phúc đều phải bắt đầu ít nhất nhờ một người đứng đầu, một người Lãnh đạo tài ba, có khả năng gây ảnh hưởng, có tầm nhìn, có năng lực dẫn dắt người khác…
Theo nghiên cứu của Richard Bandler & John Grinder, cha đẻ của ngành Khoa học Tư duy NLP (Neuro Linguistic Programming) rằng con số những nhà Lãnh đạo, Quản lý giỏi nhất trên giới chỉ chiếm chưa tới 10% trong tổng số gần 7 tỉ dân, xem biểu đồ bên dưới (Chart 1):
Created by: Sunny Trần
Lãnh đạo & các nhà Quản lý thân mến!!!
Có những bí ẩn hay bí quyết nào dẫn đến sự đột phá trong suy nghĩ & hành động của những nhà Lãnh đạo & Quản lý xuất sắc như vậy?
Trong quyển sách “Nghệ thuật Quản lý với Sức mạnh NLP – Managing with the Power of NLP” của tác giả David Molden, ông đã nghiên cứu 5 nguyên nhân dẫn đến thất bại thảm hại của người Quản lý khi trao quyền cho cấp dưới & bản thân khi thực thi công việc được giao & 1 “bí kíp” tạo nên sự đột phá, tên gọi chính thức của nghiên cứu đó là “6 Chiến lược Tâm thái – The Sixth Strategy State” (Chart 2):
Created by: Sunny Trần
5 nguyên nhân đó là gì?
1)     SỢ THẤT BẠI:
David Molden chứng minh rằng: Nguyên nhân chính của sợ thất bại là do “niềm tin giới hạn”. Bản thân người Lãnh đạo, người Quản lý không tin vào năng lực của chính mình thì khó lòng mà dẫn dắt cả một con thuyền đi về đích nhanh được.
2)     PHỐI HỢP SAI/THIẾU ĂN Ý:
Tác giả đã nghiên cứu & đút kết câu trả lời rằng: “Tôi không phải là tuýp người có kinh nghiệm để thực thi nhiệm vụ này”. Đó là câu cửa miệng đầu tiên của nhà Quản lý & từ những người cộng sự cấp dưới. sự né tránh đó giúp cho họ cảm giác “an toàn” & thoải mái, không phải chịu trách nhiệm gì.
3)     KẾT QUẢ KHÔNG RÕ RÀNG:
Ngoài ra, David Molden còn phát hiện ra rằng những vấn đề như bệnh tật, khó khăn tài chính làm cho con người ta quẫn trí, căng thẳng…, điều này làm cho chính nhà Quản lý & cộng sự cấp dưới không màng đến hội họp, đào tạo, nộp báo cáo thậm chí gặp gỡ khách hàng…, liệu với tâm thế như kẻ “thất trận” thì cá nhân đó có thành công hay không? Doanh nghiệp hay tổ chức đó có phát triển bền vững hay không?
4)     KHÔNG THÍCH NHIỆM VỤ:
Tại sao con người ta thường nói rằng họ không thích công việc này, công việc kia nhưng họ….vẫn làm? Thật là phi lý & chẳn có cơ sở đúng không các bạn?
5)     THIẾU KỸ NĂNG:
Quay lại hình mẫu 6 chiến lược như trên (chart 2), vẫn còn 1 lí do mà người Quản lý hay cộng sự của họ không hoàn thành nhiệm vụ đó là thiếu “kỹ năng” cần thiết. rất nhiều nhà Quản lý “tài ba” rất giỏi “giao nhiệm vụ” hay “chỉ đạo” nhưng không cung cấp, kềm cặp…những kỹ năng cần thiết cho cộng sự của mình. Có 3 loại mối quan hệ mà một người Lãnh đạo cần có như sau:
  • Mối quan hệ với những công việc bạn làm;
  • Mối quan với những ai bạn muốn gây ảnh hưởng;
  • Mối quan tốt đẹp với chính bạn.
6)     SỰ ĐỘNG VIÊN:
Tất cả con người trên hành tinh này đều có NGUỒN LỰC để đi đến thành công. Điều quan trọng là mỗi nhà Lãnh đạo hay Quản lý cao cấp phải tự hoàn thiện bản thân & rèn luyện khả năng tự chủ (self mastery) trong công việc, mối quan hệ, cảm xúc…
 ———————————————
Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu có giải pháp hoàn hảo nào để giải quyết 5 vấn đề trên hay không?
Đã đến lúc chúng ta, những nhà Lãnh đạo, những nhà Quản lý hãy nhìn lại cách Quản lý, vận hành công ty hay tổ chức của mình theo phương pháp & kỹ năng mới, những kỹ năng Quản lý “khác người” đã đưa những tên tuổi như Steve Jobs, Bill Gates…trở thành những bậc thầy mà cả thế giới đều công nhận.
Bạn có phải là những nhà Lãnh đạo, Quản lý xuất chúng thế hệ tiếp theo hay không? Hãy cùng tôi đi tìm giải pháp trong bài viết tiếp theo (phần 2) nhé…
Share this article :

Post a Comment

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Neuro Linguistic Programming - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger