Home » » Liệu pháp thôi miên là gì?

Liệu pháp thôi miên là gì?

Written By Cẩm Tú on Friday, October 5, 2012 | 9:03 AM




Liệu pháp thôi miên có thể chữa khỏi những căn bệnh mà bằng tất cả các phương pháp khác đã bị pó tay là câu nói bất hữu của James Braid (1795 – 1860), bác sĩ kiêm trị liệu gia thôi miên người Anh, ông đã chứng minh rằng với phương pháp thôi miên (hypnotherapy) hay còn gọi là tự kỷ ám thị (self-hypnosis) sẽ giúp con người ta vượt qua những căn bệnh ác tính mà đôi khi y học phải “chịu thua”.




Một ví dụ điển hình & kết quả của liệu pháp này là trường hợp mẹ của Robert Dilts (ông là chuyên gia bậc thầy về phát triển cá nhân, tác giả, chuyên gia đào tạo & tư vấn Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy – NLP), bà bị một căn bệnh ung thư kín, không thể can thiệp bằng dụng cụ y khoa (inoperable cancer), và có nguy cơ tử vong cao. Robert Dilts ứng dụng tất cả mô thức NLP & liệu pháp thôi miên để trị liệu cho bà, sau 4 ngày trị liệu, bà đã khỏi hẳn mà không cần đến hóa trị (chemotherapy), bức xạ (radiation) & các phương pháp truyền thống khác (trích dẫn tại đây).

Vậy, liệu pháp thôi miên (hypnotherapy) là gì mà có tác dụng phi thường như vậy?
Từ thôi miên (hypnos) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “ngủ”, nhưng không có nghĩa là giấc ngủ sâu như con người thường ngủ mà nó được hiểu “thôi miên” là đưa con người vào trạng thái “nữa ngủ nữa thức”.
Thôi miên được chia làm 2 loại: 
         a) Bởi chuyên gia thôi miên trị liệu (hypnotherapist),
         b) tự thôi miên (self-hypnosis).
Khi cơ thể rơi vào trạng thái thôi miên hay gọi là trạng thái vô thức, cơ thể được giải tỏa, tinh thần hoàn toàn thoải mái, cảm giác bình an, thanh tĩnh, không lo âu, phiền não…, ngoài ra, lúc này là thời điểm để não phải phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, tư duy tích cực… (đúng đối với người thuận tay phải) mà người được thôi miên muốn hướng tới những điềi tích cực, tốt đẹp đó.
Khi con người rơi vào trạng thái thôi miên thì gần như không bị tác động bởi môi trường xung quanh, hay còn gọi là vấn đề mà ý thức kiểm soát như lo lắng, mệt mỏi, sợ hãi…mà tất cả gần như được kiểm soát, điều khiển bởi “tiềm thức”. Trong cuộc sống, rất nhiều lần chúng ta đều trải qua giây phút gần giống “thôi miên” mà vô tình chúng ta không chú ý, chẳn hạn, lúc vừa thức dậy vào buổi sáng, đọc sách, xem phim v.v.
Thời điểm nào là “thôi miên” tốt nhất? Xem sơ đồ sóng não bên dưới, chúng ta có thể hiểu như sau, sóng não (brainwave) được chia làm 4 tầng số:


** Sóng Beta: tầng số từ 14 – 30 Hz: trạng thái bình thường;
** Sóng Alpha: tầng số từ 9 – 13 Hz: trạng thái thư giản, bình an, đây chính là trạng thái đạt được trong thôi miên;
** Sóng Theta: tầng số 4 – 8 Hz: trạng thái ngủ tự nhiên, thư giản sâu, thiền định, trạng thái này ít khi dùng để trị liệu bằng thôi miên;
** Sóng Delta: tầng số 1 – 3 Hz: trạng thái ngủ sâu hoặc bị ngất, trạng thái này ít khi dùng để trị liệu bằng thôi miên.
Lợi ích của “liệu pháp thôi miên” trong y khoa là gì?
** Giảm căng cơ bắp;
** Giúp bình an tâm hồn;
** Hài hòa nhịp điệu nội tâm;
** Giúp quên đi lo âu & phiền muộn;
** Giúp nhịp thở & nhịp tim đều đặn;
** Chữa lãnh nỗi đau tình thần & thể xác;
** Giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng & stress;
** Giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, mạch máu giãn ra;
** Hoạt động tim & hệ tuần hoàn được cân bằng (nhịp tim, huyết áp);
Lợi ích của “liệu pháp thôi miên” trong NLP là gì?
** Giao tiếp với vũ trụ – sức mạnh của luật hấp dẫn;
** Tăng cường khả năng sáng tạo & rèn luyện trì nhớ;
** Tưởng tượng tương lai & mục tiêu muốn đạt được trong tâm trí;
** Giao tiếp với tiềm thức & bắt tiềm thức làm việc theo mệnh lệnh đề ra;
Ứng dụng “liệu pháp thôi miên” vào trong những lĩnh vực nào?
** Điều trị stress, trầm cảm;
** Sợ hãi, rối loạn lo âu;
** Rối loạn do ám ảnh (phobia);
** Chữa bệnh mất ngủ;
** Giúp giảm cân;
** Trợ giúp khi sinh nở, giúp giảm đau;
** Trong học tập & thể thao;
** Trong thi cử & phỏng vấn xin việc;
** Cai nghiện & loại bỏ những thói quen xấu;
** Khả năng sáng tạo, tăng cường trí nhớ;
** Giải quyết xung đột;
** Giải quyết mối quan hệ vợ chồng;
** v.v
Written by Sunny Trần
Share this article :

Post a Comment

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Neuro Linguistic Programming - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger