Những Tư duy Xuất chúng (Giả định) này được đút kết từ những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, bao gồm:
- Ngữ nghĩa học Phổ thông(General semantics) - Alfred Korzybshi,
- Ngữ pháp Tạo sinh Chuyển hóa (Transformational grammar) - Naom Chomsky,
- Thuyết hệ thống (Systems theory) - Gregory Bateson,
- Điều khiển học (Cybernetics) - W.Ross Ashby,
- Nghiên cứu thực dụng (Pragmatics) - Williams James,
- Hiện tượng học (Phenomenology) - Admund Husserl,
- & Chủ nghĩa thực chứng Logic (Bertrand Russel & Alfred Whitehead).
15 TƯ DUY XUẤT CHÚNG ĐÓ LÀ GÌ?
1. Bản
đồ không phải là cảnh thật –
The map is Not the Territory. Mỗi người nhìn sự vật, hiện tượng theo nhận thức
riêng của họ, không ai giống ai.
2. Mỗi
hành vi đều có chủ đích tích cực của nó – Every Behavior has a Positive Intent. Bất kể con người
ta làm điều gì (dù là tích cực hay tiêu cực) đều có chủ đích & có lợi ích
riêng.
3. Tâm
trí & Cơ thể (Tâm & Thân) là một – The Mind and Body
are One. Hai thực thể này luôn tác động, bổ trợ qua lại cho nhau.
4. Tôi
chịu trách nhiệm với Tâm trí & Kết quả của mình – I am incharge of my Mind and therefore
my Result. Albert Bandura giải thích rằng sự Kỳ vọng (expectations) ảnh hưởng
đến Hành động (performance).
5. Con
người không phải là hành vi của họ – People are not their behaviors. Biết chấp nhận người
khác & dần dần thay đổi họ.
6. Ý
nghĩa của giao tiếp chính là sự phản hồi mà bạn nhận được – The Meaning of Communication is the
Response you Get. Giao tiếp chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta làm cho người
khác hiểu mình nói gì.
7. Luật
thay đổi cần thiết – The Law of
Requisite Variety. Khi môi trường & ngữ cảnh thay đổi, sẽ làm cho kết quả
thay đổi. Chỉ có người biết cách linh hoạt sẽ thành công.
8. Chỉ
có phản hồi & không có thất bại – There is Only Feedback and No Failure. Con đường đến
thành công không chỉ là hoa hồng. Học từ Thành công cũng như từ Thất bại.
9. Con
người có tất cả nguồn lực (giải pháp) cần thiết để thành công & đạt được
các mục đích họ mong muốn. Không có người yếu
kém, chỉ có hoàn cảnh yếu kém.
10. Tôn trọng thế giới quan của người khác – Respect the other person’s Model of
the World. Tìm kiếm để hiểu được tại sao người ta lại suy nghĩ hoặc hành động
khác nhau trong cùng 1 tình huống. Đừng đưa ra phán xét quá sớm.
11. Sự phản kháng (miễn cưỡng) của khách hàng là
tín hiệu của sự thiếu thiện cảm – Resistance in a
client is a Sign of Lack of Rapport. Không có khách hàng phản kháng (miễn
cưỡng), chỉ có những người giao tiếp kém linh hoạt mà thôi.
12. Nhận thức là sự phản chiếu – Perception is Projection. Thực tế cũng
chỉ là một sự nhận thức & khi chúng thay đổi nhận thức thì thực tế chúng ta
sẽ thay đổi theo.
13. Sự tập trung lan tỏa đến đâu, năng lượng sẽ
đến đó – Energy Flow
where Attention Goes. Bất kì điều gì chúng ta tập trung vào thì sẽ tiếp tục
phát triển & ngược lại.
14. Kiểm tra sinh thái học (môi trường sống xung
quanh) – Ecology Check.
Bất kì chúng ta làm điều gì đều có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều điều khác.
15. Nếu bạn muốn hiểu, hãy hành động – If you want to understand, act. Việc
học nằm trong hành động.
Written by: Sunny Trần
+ comments + 1 comments
Cám ơn và biết ơn các Bạn rất nhiều.
Post a Comment