Những vĩ nhân đã đạt được những thành tựu vĩ đại trong cuộc đời & đã để lại cho nhân loại rất rất nhiều phát minh khoa học vô giá cũng bằng khả năng tưởng tượng của mình mà ra.
Thế nhưng, tại sao chúng ta ai cũng biết điều đó mà lại không sử dụng 90% sức mạnh của trí tưởng tưởng hoặc…không dám tưởng tượng điều mình mong muốn?
“Trí tưởng tưởng quan trọng hơn cả tri thức” – Albert Einstein
Bạn có biết trí tưởng tượng đến từ đâu & làm thế nào để kích hoạt nó?
Đầu tiên, các bạn cần
biết tâm trí của chúng ta hoạt động như thế nào đã!!
Khoa học Tư duy NLP nghiên cứu rằng, “tâm trí” chúng ta được chia thành 2
phần, “ý thức” & “tiềm thức”, khi chúng ta tiếp nhận thông tin từ bên ngoài
vào thông qua 5 giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác),
“ý thức” là nơi tiếp nhận những thông tin, nhưng “tiềm thức” mới là nơi lưu trữ
& xử lý những thông tin trên.
Ngôn ngữ của “tiềm thức” là ngôn ngữ của hình
ảnh, âm thanh & cảm xúc, khi bạn tưởng tưởng, mường tượng hình
ảnh, âm thanh & cảm xúc rõ rang bao nhiêu, “tiềm thức” sẽ biết
rõ bấy nhiêu & nó sẽ giúp bạn thực hiện những điều bạn muốn.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chia sẽ với bạn cách 4 bước HỌC TẬP HIỆU QUẢ & NHỚ LÂU
HƠN bằng cách kích
hoạt khả năng tưởng tượng hay mường tượng (visualization) hiệu quả như sau:
Bước 1: Kích hoat neo cảm
xúc – tạo tinh thần thoải mái & phấn khích trước khi học bài hoặc thuộc
lòng bài học (vận động toàn cơ thể)
1.
Tôi
là người thông minh!
2.
Tôi
là người thiên tài!
3.
Tôi
thích học tập!
4.
Tôi
học rất giỏi!
5.
Tôi
giỏi tất cả các môn!
6.
Tôi
tự tin!
7.
Tôi
sáng tạo!
8.
Học
hành là sở thích của tôi!
9.
Khả
năng tưởng tượng của tôi thật tuyệt vời!
Sau đó say “Yes” thật
to để lưu giữ những năng lượng đó (khoảng 5 – 10 giây sau đó thả lỏng tay
xuống)
Bước 2: Đọc 1 đoạn văn, bài
học cần thuộc lòng (khoảng 5 – 6 dòng), sau đó mắt nhìn lên phía trên, bên trái
(hình a) để nhớ lại nội dung đó.
Bước 3: Sau khi đã nhớ nội dung đó xong rồi, mắt
liếc nhìn lên phía trên, bên phải (hình b) & biến những từ
ngữ đó thành những hình ảnh (nếu được thì liên kết thêm âm thanh & cảm xúc
vào thì khả năng tiềm thức sẽ nhớ nhanh hơn) ngộ nghĩnh nào đó mà bạn thích.
Bước 4: Tiếp tục đọc tiếp
đoạn thứ 2 và làm theo quy trình như bước 3 cho đến hết nội dung bài học.
Ghi chú:
- Cách thức này hơi mất thời gian nhưng một khi bạn nhớ rồi thì rất lâu quên thậm chí không thể nào quên;
- Đối với bạn nào thuận tay trái thì khi muốn lưu lại nội dung đó trong bộ nhớ, thì nhìn qua phải (bước 2), còn muốn tưởng tượng hình ảnh, âm thanh hay cảm xúc thì nhìn qua trái (bước 3), bạn nào thuận tay phải thì theo hướng dẫn của bài viết này.
Hãy thực hành rèn
luyện bạn nhé, vì thành công của bạn…….
Written by: Sunny
Trần
Post a Comment