Home » » Ki nang tu tin nói chuyen truoc dam dong (P.2)

Ki nang tu tin nói chuyen truoc dam dong (P.2)

Written By Cẩm Tú on Friday, October 5, 2012 | 9:45 AM

(Kĩ năng tự tin nói chuyện trước đám đông -  P.2)
 Suy nghĩ mình là người quan trọng
Nguyên nhân khiến các bạn sợ hãi khi nói chuyện trước đám đông chính là sự tưởng tượng của các bạn về viễn cảnh kể từ khi bước lên sân khấu và đến khi kết thúc buổi thuyết trình hay chia sẻ trước đám đông.

Tôi nhớ khi còn là sinh viên, tôi đã rất vất vả trong việc thuyết trình và khi nhắc đến thuyết trình là bao nhiêu suy nghĩ và hình ảnh tiêu cực cứ hiện lên trong tâm trí tôi, nào là mình sẽ nói gì đây, nói sao cho đúng, người ta có thích nghe mình nói không nhỉ, họ sẽ cười nhạo mình nếu mình nói sai, hay thậm chí họ còn đuổi mình xuống khỏi sân khấu và đặc biệt là mình mập thế này chắc lên mọi người chỉ tập trung vào hình thể của mình mà chẳng nghe mình nói ….. Thế là tôi luôn luôn sợ hãi trước mỗi lần bước lên thuyết trình và kết quả thì các bạn đã biết buổi thuyết trình của tôi cực kì căng thẳng và ảm đảm. Tôi đã thất bại. Tôi thật sự buồn khi nghe mọi người xung quanh bàn tán với nhau về bài thuyết trình của tôi. “Buồn ngủ quá”, “ Chưa bao giờ tôi có thể ngủ ngon như vậy khi nghe thuyết trình”…. Tôi thấy rất là xấu hổ bởi vì tôi là một anh chàng lớp trưởng của lớp mà khả năng thuyết trình của tôi lại kém đến như vậy. Từ đó, tôi bắt đầu có suy nghĩ rằng mình không có khả năng thuyết trình. Suy nghĩ đó đã theo tôi trong suốt gần 2 năm, nó biến tôi trở thành một người khá rụt rè trong các buổi sinh hoạt của lớp hay tập thể và xấu hổ hơn nữa khi lại là một người lãnh đạo dẫn dắt lớp mà kỹ năng thuyết trình cực kì tệ.
Nhưng rồi cuộc đời tôi vẫn chưa phải kết thúc vì nỗi sợ ấy, một hôm trong khi tôi lang thang trên Internet như bao ngày bình thường, một suy nghĩ chợt vụt qua trong tâm trí tôi, tôi nghĩ rằng nếu mình cứ sợ hãi như vậy và rụt rè thế này mãi thì cuộc đời mình sẽ chẳng thể nào thay đổi, tôi sẽ mãi chỉ là một đứa kém cõi và bị mọi người xem thường trong khi khả năng của tôi lại hơn những gì mà mọi người thấy, thế là tôi tìm tòi và học hỏi tất cả những gì để có thể thay đổi khả năng thuyết trình cũng như ăn nói của mình. Cuối cùng tôi lại học được một điều mà chưa bao giờ tôi được nghe bất kì thầy cô nào nói với tôi. Đó là :
NẾU BẠN MUỐN THUYẾT TRÌNH TỐT, BẠN PHẢI XEM BẠN LÀ NGƯỜI QUAN TRỌNG NHẤT
Đúng như vậy, nếu bạn chỉ xem mình là người thuyết trình cho những vị khán giả khó tính hay các vị sếp lớn nghe thì chắc chắn bạn không thể nào tự tin được thay vào đó hãy xem mình là một người thật quan trọng trong buổi thuyết trình đó và mọi người đều hứng thú và chăm chú nghe bạn thuyết trình, từng ý từng lời của bạn là một điều gì đó mà tất cả mọi người đều cần. Hãy tưởng tượng bạn là một diễn giả tài ba, bạn làm cho mọi người thích thú khi bạn nói và bạn luôn biết cách dẫn dắt người khác.
Để có thể cài đặt được suy nghĩ này trong tiềm thức của bạn phải hiểu rất sâu về quy trình và mất một thời gian khá lâu để có thể hiểu được, tôi sẽ nói sơ lược qua về kỹ thuật này rồi ở một dịp nào đó tôi sẽ giải thích kỹ hơn về lý do và làm thế nào với kỹ thuật này:
Bước 1: Hãy tự dẫn dụ chính bạn rơi vào trạng thái ngủ mê về mặt ý thức nhưng tiềm thức bạn vẫn sẽ lắng nghe được điều bạn muốn cài đặt.
Bước 2: Cài đặt vào tiềm thức của bạn những điều bạn muốn tiềm thức bạn ghi nhận để giúp bạn tự tin hơn.
Bước 3: Đưa mình ra khỏi giấc ngủ mê đó với một trạng thái đầy năng lượng và tự tin.
Tôi biết chắc rằng một số bạn đọc các bước sẽ không biết làm các bước này như thế nào và càng rất tò mò với cách làm này.
Nếu các bạn chưa hiểu thôi miên như thế nào thì hãy xem clip phía dưới
Written by: David Lữ
Nếu bạn chưa xem Phần 1 và Phần 2 hãy click vào 2 link dưới đây:
Share this article :

Post a Comment

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Neuro Linguistic Programming - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger