Home » » NLP coaching, Nguyên tắc và câu hỏi!

NLP coaching, Nguyên tắc và câu hỏi!

Written By Cẩm Tú on Tuesday, December 4, 2012 | 2:06 PM


NLP coaching, nguyên tắc và câu hỏi?
Nếu bạn đánh chữ “coach” và dùng thanh công cụ tìm kiếm hình ảnh trên google ta sẽ có hình ảnh của những cỗ xe ngựa, xe hỏa và xe động cơ… vậy coach trong NLP có nghĩa là gì? Theo kiến thức tôi lĩnh hội được thì coach ở đây có nghĩa là giúp một cá nhân, tập thể nào đó từ một nơi đến một nơi khác mà ta gọi là mục tiêu. Chúng ta cũng biết, mục tiêu lớn nhất của một cá nhân chính là mục tiêu cuộc đời, đó là hoài bão, là mơ ước và cuộc đời thì là hệ thống các mục tiêu vì vậy coach là phương tiện để giúp chúng ta đạt mục tiêu. Có mục tiêu ngắn, mục tiêu dài, mục tiêu cấp thiết…  Coach được dùng ở mọi lúc, mọi nơi, mọi công việc, coach giúp bản thân và giúp cho người khác. Trên cơ sở của quá khứ và hiện tại coach giúp ta xác định được mục tiêu và tiến đến đó theo cách tối ưu nhất.

Quay lại khái niệm về chiếc xe – “coach” ta thấy xuất hiện thêm hai đối tượng đó là người đánh xe (lái xe) và ngươi đi nhờ xe, trong khoa học NLP thì Coach là người “chủ xe” còn người đi xe gọi là “khách hàng”, chiếc xe là phương tiện, phương tiện của NLP là các Quy Trình, Mô hình và công cụ hỗ trợ. Người coach, bằng kinh nghiệm kiến thức của mình chỉ được sử dụng các công cụ để giúp khách hàng bằng cách sử dụng hệ thông các câu hỏi để khách hàng tìm được câu trả lời của mình về mục tiêu và cách đạt được mục tiêu. Như vậy, ở một góc nhìn nào đó, coach không có vai trò gì cả mà quan trọng là khách hàng. Khách hàng là quan trọng và quyết định thành công của chuyến đi.
Điểm khác nhau chủ yếu giữa coach và các loại hình tư vấn khác là: Coach tập trung vào hiện tại và tương lai (Tình trạng hiện tại và kết quả mong muốn trong tương lai), coach sử dụng phương tiện dựa trên nghiên cứu 0,7% những người kiệt xuất. Còn các hình thức tư vấn cũ tập trung vào vấn đề trong quá khứ, trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng/ vấn đề của của những người tương tự mà họ đã gặp/trải nghiệm trong quá khứ (nguyên nhân)
Trong ứng dụng NLP, coaching tâm lý trị liệu kết quả thường rất nhanh, rất đơn giản thậm trí vỡ òa và thú vị, còn trong tâm lý trị liệu thường rất chậm và đôi khi đau đớn, thậm chí bế tắc. Người coach giỏi là người giúp cho khách hàng nhận ra và tự tin rằng bản thân mình là toàn diện, có đủ khả năng sáng tạo để giải quyết mọi vấn đề còn Coach chỉ là người bạn đồng hành
Có những vấn đề về bệnh lý liên quan đến những trải nghiệm quá khứ nặng nề việc sử dụng Coaching cần rất thận trọng thậm chí không phù hợp (do tính chất bệnh hoặc năng lực của coach) và khi đó bạn cần tìm gặp một bác sĩ tâm lý để hỗ trợ.
Trong coaching, người coach là người phải lắng nghe, nhận diện, đặt câu hỏi và nhận phản hồi. Coach không đươc trả lời hộ, không được khuyên những vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung vấn đề đang được coach. Coach là người luôn tập trung và hành động giúp khách hàng đến mục tiêu/ tương lại. Trong một số mô hình cầu hỏi tại sao không được phép sử dụng.
Bảy nguyên tắc quan trọng mà coach và khách hàng phải hiểu rõ và thống nhất đó là
(1)  Giữ cam kết:  Coach cam kết là người hỗ trợ khách hàng hết mình và ngược lại khách hàng cần cam kết về các nguyên tắc và thái độ làm việc liên quan.
(2) Mối quan hệ Coach – khách hàng được xây dựng dựa trên sự trung thật, tinh thần cởi mở và sự tin tưởng – không được dựa trên sự phán xét
(3) Chịu trách nhiệm 100%: Khách hàng là người chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình, cho những lựa chọn và hành động của mình.
(4) Khách hàng hoàn toàn có khả năng tạo ra những kết quả tốt hơn rất nhiều so với những gì họ đang đạt được. Đây là lòng tin bất biến của coach , nếu một Coach ngầm không tin tưởng thì niềm tin đó sẽ ngăn cản quá trình coaching của họ.
(5) Sự tập trung hướng vào khách hàng vào những điều họ đang nghĩ, trải nghiệm và kết quả.
(6). Khách hàng mới là người có thể tạo ra những giải pháp hoàn hảo
(7) Cuộc trao đổi giữa Coach  và khách hàng diễn ra dựa trên sự bình đẳng.
Mời các bạn xem đoạn clip về coaching  vượt qua vấn đề.
Các câu hỏi quan trọng và thường xuyên được sử dụng trong coaching
1) Bạn mong muốn điều gì? Còn gì nữa?

(2) Điều gì ngăn cản bạn có/ đạt được điều mình mong muốn? Còn gì nữa?

(3) Điều gì gây khó chịu cho bạn ở tình trạng hiện tại? còn gì nữa?

(4) Bạn muốn thay đổi tư duy, nhìn nhận về vấn đề theo thế nào?…
(5) Bạn sẽ có hành vi mới như thế nào khi thay đổi nhìn nhận như vậy?
(6) Hành động tối ưu bạn nên thực hiện ngay là gì?
(7) Kỹ năng cần thiết hay những nguồn lực nào giúp bạn thành công?

Sưu tầm và biên tập
Nguyễn Đình Thảo
Nguồn: http://sennam.vn/2012/12/nlp-coaching-nguyen-tac-va-cau-hoi/
Share this article :

Post a Comment

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Neuro Linguistic Programming - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger