Home » » Sức Mạnh của Tiềm Thức

Sức Mạnh của Tiềm Thức

Written By Cẩm Tú on Wednesday, October 10, 2012 | 5:21 PM



Tiềm thức là một năng lực tinh thần (Spirit power), là sức mạnh huyền bí. Nếu hiểu và biết sử dụng nó sẽ là một phương pháp hữu ích, thực dụng, giản dị có thể cải tạo được thể chất và tinh thần. Phương pháp tự kỉ ám thị với lối thực hành đơn giản không tốn kém đã giúp đỡ, an ủi, cứu chữa được hàng vạn bệnh nhân về tinh thần và thể chất. Để giữ sức khỏe tôi tự thường ám thị mình nhiều lần trong ngày một câu: “ Tôi luôn cảm thấy vui vẻ khỏe mạnh”.

Muốn hiểu rõ về tự kỷ ám thị, điều cốt yếu là phải hiểu rằng trong mỗi chúng ta có hai bản ngã vô ý thức.
Ý thức là khả năng nhận thức những sự việc xảy ra trong chúng ta là tinh thần trực giác những hiện trạng, hành vi của mình khi chúng ta chú ý đến việc gì thì sự việc ấy là trung điểm của ý thức.

Nhưng ở ngoài địa hạt ý thức còn có những hiện trạng tâm lý ta không thể nhận thức trực tiếp được, chúng nó thuộc về một cõi khác mà người ta gọi là tiềm thức. Vì là tiềm thức nên sự hiện diện của nó ít ai để ý. Các hiện trạng tiềm thức tuy không nhận biết một cách trực tiếp nhưng có thể nhận biết một cách gián tiếp, nhờ các hiện tượng của tiềm thức gây thành tác dụng tâm lý để ta hiểu biết gián tiếp hiện tượng ấy. Nhờ đó ta có thể đi đến nhận thức trực tiếp tiềm thức.
Qua kinh nghiệm nếu không công nhận cõi tiềm thức người ta không thể giải nghĩa phần lớn các hiện tượng tâm lý. Các hiện tượng này kể như là tác dụng của hiện trạng tiềm thức mà ta không nhận thức trực tiếp được.
Ngày nay các nhà tâm lý học đều phải cộng nhận rằng: tiềm thức là nguồn năng lượng vạn năng thúc đẩy mọi sinh hoạt của con người. Triết gia Schopenhauer và Hatlman còn đi xa hơn cho rằng tận đáy các sự vật đều có sự sống động của tiềm thức mà ý thức của con người chỉ nổi bập bềnh nhỏ bé ở phía trên.
Các nhà tâm lý học đều công nhận rằng nguồn năng lực vạn năng thúc đẩy sinh hoạt con người là tiềm thức: LEIBNIT, HAMILTON, TAINE MYER, WILLIAM JAME cũng công nhận tiềm thức là thực hữu tâm lý vĩ đại, còn ý thức chỉ là phần nhỏ của tiềm thức “một gợn sóng chiếu lâu quang trên biển thẳm mênh mông”.
Khoa phân tâm học do Freud sáng lập cũng xây đắp nền tảng lý thuyết: Đa số bệnh tật con người sinh ra là do bởi một số yếu tố sinh tâm lý không thể nhập vào trung tâm điểm của ý thức để hoà hợp với nhau làm thành một bản ngã nhất. Các bệnh tật có thể gây ra do một sự cảm xúc tinh thần mạnh lấn át làm hẹp  ý thức quá mức, có khi do ta tự ức chế các khuynh hướng, tình cảm của mình dồn ép chúng vào trong vô thức.
Ta quan sát thấy nhiều hiện tượng tiềm thức: động lực điều khiển mọi sinh hoạt nội tâm, hành vi, ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta thường tàng ẩn trong bóng tối tiềm thức và chỉ hiện ra ý thức khi có cơ hội: buồn vui vô cớ. Sự thật là có cớ, khi người cha yêu con nhưng thường ngày không để ý chỉ đến khi con mất mới cảm thấy rõ ràng vì cái đó ở trong bóng tối vô thức. “Trai thương vợ cũ, gái nhớ chồng xưa, tiếng sét ái tình” đều là những hoạt động tình cảm vô thức. Vì thói quen ta không để ý đến cái cây bên đường, một tiếng còi tàu đêm qua nhà. Nhưng một ngày nào đó ta thấy thiếu vắng một cái gì đó, nhìn kĩ lại mất một cái cây, hoặc đêm đó tàu không chạy….
Ký ức là một trạng thái của tiềm thức vì chúng ta không ý thức gì về khái niệm tồn tại trong đó, một tri giác gồm có rất nhiều yếu tố dĩ vãng nhớ lại.
Trí tưởng tượng sáng tạo công việc của vô thức đem lại rất nhiều hiệu qủa. Những sáng tạo nghệ thuật, phát minh khoa học kỹ thuật đều từ cõi vô thức ẩn khuất xa xăm phát xuất ra. Tư tưởng của chúng ta thường nhanh như chớp, nó tổng hợp các ý tưởng, phán đoán, lý luận đưa chúng ta đến kết luận nhanh đến mức ta không ý thức được. Tiềm thức chẳng những là lợi khí của trí tuệ mà còn chi phối cản những vận động bản năng và tập quán. Chẳng hạn lúc đi đứng nằm ngồi tự nhiên cử động để giữ quân bình mà ta không biết.
Mộng du ban đêm là một trạng thái mê ngủ, tự nhiên dậy thức đi làm việc gì đó, sau vào ngủ lại mai dậy không biết. Thể xác người này đã vâng theo một sức mạnh nào đấy của tiềm thức. Người liệt một cánh tay Hysteria nếu ta che màn chích chín mũi kim vào cánh tay và hỏi số mấy thì  họ sẽ trả lời là 9. Cái cánh tay liệt đã cảm nhận các mũi chích qua vô thức.
Bệnh nhân bị thôi miên nếu được nhà thôi miên ám thị đúng 12 giờ ra ngoài sân vỗ tay 3 cái thì đúng 12 giờ người bệnh sẽ làm như vậy và động lực đó từ trong vô thức mà nhà thôi miên đã áp dụng ám thị vào.
Giới hạn phân biệt giữa ý thức và tiềm thức vì vậy không rõ rệt thường biến chuyển, khi hợp tác nhau khi chống đối nhau. Nhưng trong sinh hoạt bình thường chúng luôn giúp đỡ bổ túc nhau.
Cũng có trạng thái đặc biệt của tâm linh như lúc tham thiền nhập định, quán tưởng hoặc cầu nguyện, lúc đó tiềm thức là chúa tể. Trong văn chương tiềm thức cũng chiếm vị trí chính yếu:
Shelley người đoạt giải Nobel văn chương từ thập niên đầu thế kỉ trước “khi những ý tưởng nung nấu trong tâm trí, nó liền sôi sục lên và tuôn trào những hình ảnh, những danh từ nhanh đến nỗi không tài nào gạn lọc ghi kịp”.
Nhà thơ Milton nói: “tôi đã viết bài thơ này như có kẻ nào khác đọc vào tai tôi, thậm chí còn ngược cả ý nghĩ của tôi”
Goethe thì nói “lời thơ làm ra tôi chứ không phải tôi làm ra lời thơ”.
Tiềm thức thu nhập muôn ngàn cảm tưởng vượt qua ánh sáng của ý thức, thực ra tiềm thức cũng là cái kho chứa cảm giác tình cảm còn ý thức cũng thu nhập mọi thứ qua cảm giác và cảm xúc, nhưng vì nhu cầu thực tế ý thức phải quên đi, ức chế lại dồn vào tiềm thức. Những cái mà ta ý thức, cảm giác được qua ngày tháng được đưa vào (cất đi) trong vô thức, để một ngày nào đó sau này lại trả về ý thức để xây đắp thêm cho tư tưởng.

Điều mà ít ai để ý tiềm thức của chúng ta tự nó là vô biên nên tiềm năng của ký ức, trí tưởng tượng cũng vô biên. Nếu ta khôi phục được tiềm năng ẩn tàng của kí ức, những kinh nghiệm, học hỏi và trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt của trí não thì sẽ kiến tạo ra những quan niệm mới hình ảnh mới.
Vô thức còn chỉ huy cơ năng những tạng phủ chủ chúng ta thông qua trung gian não bộ và thần kinh dinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật ). Nếu ta cứ nghĩ cơ quan này hoạt động yếu cơ quan khác bị hư thì một thời gian sau các cơ quan đó sẽ ảnh hưởng .
Cũng đôi nhà tâm lý phương tây cho rằng bộ não của ta có hàng tỷ tế bào thần kinh, cũng có từng phần hoạt động phần này ghi nhớ chuyện này, phần kia ghi nhớ chuyện kia và quan niệm não là các kho chứa các kí ức và khi nhớ lại thì các hiện tượng kí ức được sẽ có mặt ở ý thức. Quan niệm vậy thì con người sẽ không có sáng tạo phát minh được, mà khi kí ức cái này cái kia lung tung nhưng tự vô thức đã phân tích tổng hợp khái quát hoá thần tượng hoá để đến khi ý thức cần thì sẽ xuất hiện cái tinh tuý của kho ký ức đã có. Những áng văn chương tuyệt tác hoặc những phát minh khoa học là cái tinh tuý mà vô thức đã tổng hợp được từ  ý thức.
Chính nhờ những khám phá ra vô thức, và hiểu quan hệ của vô thức với ý thức và khả năng sáng tạo của vô thức mà con người đã áp dụng để chữa bệnh bằng tâm lý: phân tâm, tâm lý hành vi, ám thị, tâm lý nhóm … Cũng nhờ hiểu vô thức mà ta không còn ngỡ ngàng trước những người làm được những việc phi phàm ở tôn giáo, và khả năng chịu đựng của con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
-         CHARLES – suggestion et auto – suggestion.
-         BERNHEIM – De la suggestion et des applications à la thérapeutique
-         SIGMUND FREUD – Introduction a la psychanalyse
-         SIGMUND FREUD – Phân tâm học nhập môn do Nguyễn Xuân Hiếu dịch.
-         THÁI KHẮC LÊ - Nội lực dự sinh.
 
BS CKI . Nguyễn Đăng Đức, Phó giám đốc BVTT TP.HCM

 Nguồn : http://ulcvietnam.com/index.php?option=com_content&task=view&id=415&Itemid=38

Share this article :

Post a Comment

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Neuro Linguistic Programming - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger